Thứ Hai, 25 tháng 6, 2012

Nhận Định Của Chuyên Gia Về An Toàn Thang Máy

Thang Máy


Theo các chuyên gia bảo trì thì nói chung thang may nào cũng có hệ thống an toàn nghiêm ngặt luôn bảo đảm cho thang hoạt động đúng chế độ và người sử dụng có cảm giác thoải mái, yên tâm. Tuy nhiên mỗi người sử dụng thang máy, khi bước vào buồng cần để ý đến bảng “nút gọi”. Các nút gọi của thang máy được thiết kế theo dạng cảm biến, các nút gọi này đều tích hợp với đèn báo, khi lệnh yêu cầu được ghi nhớ, các nút sẽ sáng với độ sáng dịu mắt.
thang máy

Thông thường trên bảng điều khiển có hệ thống các nút sau: nút gọi tầng; nút mở cửa nhanh; đèn báo quá tải; nút Interphone (hoặc chuông) liên lạc ra bên ngoài khi cần trợ giúp. Khi đang ở trong thang máy, nếu gặp sự cố, người sử dụng cần bình tĩnh nhấn nút này, điện thoại đặt tại phòng của nhân viên kỹ thuật của tòa nhà hoặc của phòng bảo vệ sẽ đổ chuông, khi đó ta sẽ liên lạc trực tiếp, thông báo về sự cố đang gặp. Trong trường hợp đột ngột mất điện, hệ thống chiếu sáng khẩn cấp sẽ hoạt động, bảo đảm đủ ánh sáng trong buồng thang. Lúc này chúng ta bình tĩnh chờ sự trợ giúp từ bên ngoài. Nếu là thang máy nhập ngoại thì có bộ cứu hộ MELD, thang máy liên doanh có bộ cứu hộ ARD (Auto Rescue Device),  người sử dụng thang máy đứng chờ trong 15 giây, thang sẽ di chuyển đến tầng gần nhất và mở cửa cho người bên trong đi ra.


Nơi tôi đang theo học cũng là một trường có gắn thang máy. Tấm bảng nội quy ở gần thang máy có nêu rõ: “Học sinh khi sử dụng thang máy cần phải xếp hàng. Khi thang máy mở, phải chờ những người ở trong thang máy bước ra trước rồi mới tiến vào. Nếu có giáo viên thì phải nhường cho giáo viên vào trước, học sinh theo hàng đã xếp bước sau. 
thang may

Không chen lấn hay ẩu đả.” Thế nhưng chẳng mấy khi mà học sinh trường tôi tiến hành đúng theo quy định. Hầu hết các bạn đều cố tình chen lấn, có xếp hàng cũng xếp rời rạc, không thành hình dạng, và khi thang máy mở thì lại xô đẩy. Nhiều học sinh có vẻ lém lỉnh, chạy lên trên một tầng, ấn nút mở thang máy để vào trước, khi thang máy xuống tầng trệt thì đã có mặt sẵn bên trong rồi. Nhiều người thiếu ý thức khác, do không giành được vị trí trong thang máy nên chạy dọc theo thang bộ, bấm các nút mở thang máy từ tầng hai đến tầng cao nhất để chọc tức những người kia. Việc giành giật vị trí trong thang máy như vậy, nếu do sợ trễ giờ học thì còn tạm chấp nhận được, còn tranh giành cho… vui thì đúng là hết chỗ nói.
Chúc cô may mắn lần sau!
Không chỉ riêng ở trường tôi mà rất nhiều trường học có thang máy khác cũng gặp phải tình trạng giành giật, bon chen thiếu văn hóa này. Nhưng quá đáng hơn là việc giành chỗ thang may với cả thầy cô. Cô Sở Như, trưởng bộ môn Hóa tại trường Phổ thông Năng khiếu (thành phố Hồ Chí Minh) đã từng than phiền rằng: "khi cô đang đợi ở thang máy thì một toán học sinh đến, ban đầu thì lễ phép chào cô, khi thấy thang máy mở liền vội vàng chạy vào, để lại cô bên ngoài tiếp tục chờ đợi. Trong số đó có những học sinh còn cười, đưa tay ra “bye bye”, thậm chí nói “chúc cô may mắn lần sau”. Đành rằng những sự việc này không ảnh hưởng lớn đến thầy cô nhưng lại đủ để báo động về văn hóa cư xử học đường.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét